SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LÀM CHỦ VÀ LÀM CÔNG | BÀI 138

Phương Loan là Founder của công ty Falocathương hiệu BETOM. Hôm nay Phương Loan sẽ chia sẻ với Anh Chị về sự khác biệt giữa làm công và làm chủ nhé. 

Những người làm chủ – đứng ra tự kinh doanh họ luôn đặt ra cho mình một mục tiêu và sứ mệnh để trong suốt quá trình thực hiện họ luôn hướng đến mục tiêu lớn ấy. Việc hướng về một mục tiêu xác định như vậy giúp cho con đường họ của sẽ không bị chệch hướng đi. Trong công việc thì người làm chủ luôn luôn đặt ra kế hoạch cụ thể, chi tiết theo ngày, theo từng tháng và từng năm. Từ những kế hoạch chi tiết đó thì người chủ sẽ giao việc lại cho nhân viên của mình được đúng tiến độ đã đề ra. 

Thước đo mà mỗi người chủ đặt ra để đánh giá nhân viên của mình sẽ khác nhau, nhưng mỗi người làm chủ sẽ luôn có cách để đo lường tiến độ công việc của cả công ty, họ sẽ có cách để biết được nhân viên của mình làm việc cho chăm chỉ và chuyên tâm hay không?

Người làm chủ sẽ biết cách đọc những chỉ số tài chính, bằng cách đó họ sẽ biết được công ty mình đang ở mức nào, thu chi ra sao để từ đó tìm ra phương pháp vận hành công ty tốt hơn. 

Những người làm chủ sẽ có tư duy và phương pháp xây dựng core-team cũng như đào tạo được đội ngũ nhân viên của mình. 

Hơn nữa, ở những người làm chủ họ luôn có tư duy sâu sắc về cách định hướng và xây dựng doanh nghiệp của mình. Cũng như, những người chủ sẽ luôn nhìn được nhân viên nào phù hợp với vị trí nào hoặc khả năng tiềm ẩn trong người nhân viên đó để đưa họ phát triển bản thân mình hơn trong công việc và cuộc sống. 

Phạm Thị Phương Loan
Phạm Thị Phương Loan

Để trở thành người làm chủ giỏi-có bản lĩnh thì trước hết họ cần:

  • Xây dựng cho mình tư duy về việc không ngừng học hỏi, không ngừng tư duy mới mẻ hơn.
  • Xây dựng core-team một đội ngũ nhân sự tuyệt vời để đi với mình. Đồng thời, người làm chủ phải đầu tư nơi làm việc của nhân viên đầy đủ tiện nghi để nhân viên làm việc mang lại hiệu quả cao hơn. 
  • Xây dựng được cho mình quy trình về: tuyển dụng, đào tạo, sales, Marketing để vận hành công ty tốt hơn. Với quy trình đó dù là nhân viên mới hay nhân viên cũ đều có thể làm theo được và mang lợi ích cao nhất cho công ty. 
  • Cân bằng được cuộc sống của mình, xây dựng phát triển các mối quan hệ xung quanh. Biết được doanh ngiệp của mình đang cần gì, đang ở đâu và làm gì để doanh nghiệp phát triển hơn. 
  • Biết cách quản lý dòng tiền của công ty. Một công ty càng lớn thì dòng tiền ra vào càng nhiều nên người làm chủ phải biết cách quản lý dòng tiền của công ty mình để công ty đạt được lợi nhuận cao nhất. 
  • Quản lý được nhà cung cấp, khi công ty lớn hơn đồng nghĩa với việc chúng ta cần tìm một nguồn hàng ỏn định và số lượng lớn nên nhà quản lý phải biết cách thương lượng, làm việc với nhà cung cấp đề duy trì được công việc của doanh nghiệp mình một cách tốt nhất. 
  • Có khả năng ra quyết định nhanh chóng, biết cách tinh giảm số lượng nhân viên để tối ưu hóa được nhân sự và đảm bảo công việc hoàn thành tốt. 
  • Người làm chủ phải có khả năng kỷ luật lớn. Để nói được người khác thì chúng ta phải tự rèn bản thân mình trước. Nên đòi hỏi ở người quản lý tinh thần làm việc nghiêm túc và kỷ luật tốt. 

Trên đây là những gì Phương Loan đang áp dụng, không ngừng học hỏi hàng ngày nhằm đưa doanh nghiệp của mình ngày một lớn mạnh hơn và đứng vững trên trị trường trong và ngoài nước. 

PHẠM THỊ PHƯƠNG LOAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *