Bài học từ con người trong qua khứ | BÀI 241

Trong mỗi giai đoạn cuộc đời đâu đó luôn có những bài học dành riêng cho chúng ta. Chúng không nhất thiết là bài học hay nhất nhưng luôn là bài học phù hợp nhất tại thời điểm đó.

Bài học nào dành cho mỗi giai đoạn?

Nếu lúc 2 tuổi, chúng ta bi bo học nói học những âm cơ bản rồi đến những vần phức tạp sau đó là ghép câu, sau đó là ngữ pháp. Thì lên 6 tuổi, chúng ta học cách đọc, cũng học từng âm, học từng vần rồi đến ghép câu. Đến 12 tuổi, chúng ta học thích nghi với những thay đổi sinh lý trong lứa tuổi của mình, thế giới của cấp 2 cũng rộng lớn hơn – chúng ta nhận biết nhiều hơn và rồi chúng ta học cách kết bạn cách ứng xử. Và vào tuổi 18, cái tuổi chập chững rời xa cha – mẹ để đến thành phố khác học hay làm buộc chúng ta phải học cách tự chăm sóc cho mình, học cách giao tiếp và tiếp thu những sự mới mẻ của những người xung quanh. Sau khi ra trường, 22 tuổi – lứa tuổi chập chững bước vào đời, liệu chúng ta còn gì để học không? Còn, chúng ta còn rất rất nhiều thứ để hoc ngoài kia. Có người học cách làm giàu, có người học cách giao tiếp tốt, có người lại học cách làm việc hiệu quả nhất. Và đâu đó, có những người lại quay lại học những bài học được tạo ra từ chính con người năm xưa của mình!
Hình 1: Đối với Loan mỗi giai đoạn đều có bài học đáng giá cho chúng ta
Hình 1: Đối với Loan mỗi giai đoạn đều có bài học đáng giá cho chúng ta

Phương Loan đã học được gì?

Phương Loan cũng vậy, cũng đã đôi lần đau đáu nghĩ cách để có được tinh thần làm việc đúng như những gì Phương Loan trước kia đã làm. Phút giây Loan dừng lại để chiêm nghiệm bản thân trong quá khứ, học từ những việc từ không biết đến lúc làm được,.. tự hỏi sao mình có thể làm được như vậy? Và rồi Loan nhận ra, con người năm xưa đó đã nhiệt huyết, tận tâm, tỉ mỉ, mạnh mẽ và kiên trì trong từng việc nhỏ nhặt chưa từng trải qua vấp ngã, chưa từng trải qua đau đớn. Con người nó lúc đó còn sự bảo bọc tuyệt đối của gia đình và một giấc mộng lớn đang chờ ngày thực hiện. Để rồi hôm nay, thoát ra khỏi gia đình và thực hiện giấc mơ của mình. Nó đối mặt trực tiếp với cuộc đời và với khó khăn mà cuộc đời mang lại. Để rồi sau vài lần bị vùi dập, Nó mệt mỏi nó muốn buông xuôi và Nó nhìn lại rồi ngưỡng mộ bản thân Nó của năm xưa – một Nó nhiệt huyết và chưa từng đầu hàng như bây giờ. “Ngày đó làm được, vậy tại sao bây giờ không được?”. Đó là câu hỏi xuất hiện không biết bao nhiêu lần trong đầu nó. Để rồi Nó hiểu rằng: “Nó bây giờ, không yếu đuối không dễ dàng từ bỏ mà là đang mạnh mẽ hơn từng ngày. Con người lúc trước đầy hoài bão và quyết tâm tuy mạnh nhưng là sức mạnh của một người chưa từng trải qua sóng gió, một sức mạnh mà nếu bây giờ áp dụng nó lại YẾU vô cùng. Và ngược lại, Phương Loan hôm nay tuy có lúc mệt mỏi nhưng ẩn sâu lại là niềm khao khát được vươn lên được hoàn thiện hơn bao giờ hết. Đối với Nó, nếu vượt qua được thì đây mới là sức mạnh thật sự –  Một sức mạnh được mài giũa và hun đúc hơn bào giờ hết!” Tuy vậy, vẫn không thể phủ nhận một Phương Loan đầy mạnh mẽ trong quá khứ. Sức mạnh tuy chưa tôi luyện nhiều nhưng chứa sự trong sáng – một quyết tâm tuy chưa quá mạnh nhưng trung thành và kiên trì. Những phẩm chất này tuy thô sơ nhưng lại quý báu và Phương Loan hôm nay cần kết hợp hai yếu tố này một cách linh hoạt để tạo ra sức mạnh thật sự từ trong nội tâm cũng như bên ngoài của mình!  
Hình 2: Bài học từ con người năm xưa luôn được sàng lọc và đón nhận
Hình 2: Bài học từ con người năm xưa luôn được sàng lọc và đón nhận

Công thức nào để đạt được sức mạnh tuyệt đối?

Và đối với Phương Loan công thức cho sức mạnh đó là: Tập trung vào một mục tiêu của mình, làm và bám đuổi đến cùng. Lặp đi lặp lại để tạo thành thói quen. Làm một lần không được, làm lại đến lần thứ n chắc chắn sẽ được… Và sẽ luôn tốt hơn lúc đầu cho mà xem… Vì… Lần 1 vẫn luôn tốt hơn lần 0.
Hình 3: Sự tập trung và kiên trì sẽ là phương hướng mà Loan muốn hướng tới
Hình 3: Sự tập trung và kiên trì sẽ là phương hướng mà Loan muốn hướng tới

 Nghị lực và sự kiên trì đánh bại mọi thứ.

                                                                          – Benjamin Franklin –

PHẠM THỊ PHƯƠNG LOAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *