THÔNG ĐIỆP CỦA DOANH NGHIỆP | BÀI 35

thong-diep-tom-hum-betom-1-min

Làm thế nào để một doanh nghiệp sống sót khi có quá nhiều thông điệp mới mỗi ngày?

Đó là câu hỏi mà Bé Tôm và các anh chị bạn cùng từng bước khởi nghiệp mỗi ngày tìm ra câu trả lời mỗi ngày.

Hôm nay Bé Tôm được gặp và giao lưu cùng các anh chị, và học được rất nhiều:

Thứ nhất :

Thương hiệu hơn cả 1 dấu hiệu. Thương hiệu được sinh ra để trả lời câu hỏi “bạn là ai”
Tận dụng công nghệ 4.0 để xây dựng thương hiệu cho bản thân.

tom-hum-4.0
Tôm hùm BETOM 4.0

Thứ Hai

Có 2 trải nghiệm thương hiệu với khách hàng

(1) Trải nghiệm thương hiệu lý tính, lý tính là tính chất là vật lý của sản phẩm
Ví dụ
Khi nhắc đến mì gói thì mình nghĩ đến là nóng. Omachi nhắc đến tính vật lý. Mát. Không nóng. Đó là lý tính.
Nhắc đến Vietjet ta nghĩ đến giá rẻ vì trước khi Viejet xuất hiện là người tiêu dùng nghĩ chỉ những ai giàu có mới đi được máy bay. Mắc. Khi vietjet đánh vào tâm lý giá rẻ,… những cái tiêu cực k ảnh hưởng nhiều đến quyết định của Khách hàng khi chọn Vietjet như ghế chật, hay delay,…

tom_hum_bong_ngop_cam_ranh-min-min
Tôm hùm bông BETOM

(2) Trải nghiệm cảm tính đến vs các sản phẩm được trải nghiệm nhiều. Cảm tính phụ thuộc màu sắc hình ảnh và slogan.
Ví dụ Café Trung nguyên khơi nguồn sáng tạo, cafe của sự hạnh phúc, cafe của sự thành đạt. Làm khách hàng cảm thấy mình cũng thật sang trọng khi vô Trung Nguyên uống Café.

KFC với slogan “vị ngon trên từng ngón tay”. Thông điệp mong KH thử nghiệm bằng cảm tính nhiều.

Sau đó Bé Tôm tự hỏi, vậy với Tôm Hùm, Khách hàng trải nghiệm Tôm Hùm bằng lý tính hay mua tôm hùm bằng cảm tính?

Và Tôm nó vẫn đang tìm câu trả lời nha cả nhà ơi!

Bé Tôm chúc cả nhà một tuần thật thư thái nha.

|Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân, chỉ cần tin rằng mình có thể làm được là bạn lại có thêm lý do để cố gắng thực hiện điều đó. 

 

PHẠM THỊ PHƯƠNG LOAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *