Đối với Loan, trưởng thành là khi…| BÀI 245

trưởng_thành_là_như_thế_nào
Theo như nghiên cứu khoa học, con người ta sẽ được gọi là trưởng thành khi đáp ứng được 3 mặt: Trưởng thành về sinh học, về xã hội và về tâm lý.

Thế nào là trưởng thành thành về mặt sinh học, xã hội và tâm lý?

Nếu như về mặt sinh học, khi các bộ phân cơ thể đạt kích cỡ tối đa, trong não bộ các chức năng thần kinh đã đủ độ chín để điều khiển ý thức của một người thì người đó được công nhận là trưởng thành về mặt sinh học.
Thì về mặt xã hội, một người được công nhận là trưởng thành khi họ được pháp luật và quần thể xã hội nơi họ sống thừa nhận.
Nếu hai mặt trên có số liệu phân chia rõ ràng thì trưởng thành về mặt tâm lý lại khó phân biệt hơn nhiều. Vì tâm lý bao gồm những cảm xúc, đơn giản có phức tạp cũng không thiếu. Thật khó để nói một người nào đó đã trưởng thành về mặt tâm lý hay chưa. Và mỗi người sẽ có những quy chuẩn, quy tắc riêng để xem xét liệu rằng một người đã trưởng thành chưa! Và Phương Loan cũng vậy!
Loan cho rằng, tâm lý chúng ta luôn tiếp thu những kích thích từ bên ngoài rồi chuyển hóa lặng lẽ vào bên trong và hình thành nên tính cách, cảm xúc và suy nghĩ của một người. Và để rồi, khi chúng ta có nhiều cái mà mọi người hay gọi là “trải nghiệm” thì những cảm xúc đó, suy nghĩ đó cũng từ từ lớn lên, từ từ trưởng thành!
Hình 1: Cô chủ Bé Tôm
Hình 1: Cô chủ Bé Tôm

Vậy đối với Loan, cảm xúc suy nghĩ như thế nào thì được gọi là trưởng thành?

 Đó là khi cảm xúc được điều tiết. Việc thể hiện cảm xúc là hành vi bản năng của con người. Khi ta gặp thú dữ, điều đầu tiên mà đa số chúng ta điều làm chính là la lên. Gặp thú dữ làm cho não chúng ta đang đón nhận một kích thích và la lên sẽ giúp não bộc lộ kích thích đó. Nhưng nếu việc la lên thu hút sự chú ý của con thú dữ thì sao? Lúc này chúng ta cần học cách điều tiết cảm xúc. Khi gặp thú dữ, thay vì la lên chúng ta sẽ kiềm chế và một cách nhẹ nhàng nhất chúng ta chạy hoặc tìm cách áp chế chúng.
Và trong cuộc sống cũng vậy, khi cơn nóng giận hay lo lắng muốn bộc phát ra bên ngoài. Nếu chúng ta biết điều đó chẳng giúp ích được gì để giải quyết tình huống thì thay vì để chúng lan ra thì chúng ta thu lại. Như thế có thể giữ được hòa khí xung quanh mình mà vẫn không đem cảm xúc tiêu cực đến mọi người.
Bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, khi chúng ta tiếp thu quá nhiều luồng thông tin, ảnh hưởng bởi quá nhiều ý kiến. Việc nhận diện và gọi tên đúng cảm xúc bên trong của mình, biết rõ lòng mình muốn gì Loan cho rằng đó là dấu hiệu của trưởng thành về mặt suy nghĩ.
Và không những vậy, khi chúng ta nhận biết rõ cảm xúc và suy nghĩ của mình rồi thì việc chấp nhận nó và thành thật đón nhận nó cũng là dấu hiệu của trưởng thành! Vì chỉ khi chấp nhận một cách trọn vẹn con người mình ta mới có thể chấp nhận và yêu thương thực tại, yêu thương bản chất thật của những người xung quanh!
Hình 2: Đối với Loan trưởng thành về tâm lý luôn gồm rất nhiều mặt
Hình 2: Đối với Loan trưởng thành về tâm lý luôn gồm rất nhiều mặt
Và không chỉ tôn trọng và yêu thương cảm xúc của mình. Việc chúng ta quan tâm và yêu thương, chú ý đến cảm xúc người khác cũng là một dấu hiệu trưởng thành trong cảm xúc. Vì chúng ta không thể sống một mình được, chúng ta tương tác với mọi người – chúng ta đón nhận nguồn năng lượng từ mọi người trên thế giới hàng ngày hàng giờ hàng giây. Cho nên việc biết yêu quý và tôn trọng cảm xúc của người xung quanh cũng sẽ giúp tạo ra năng tích cực để bồi dưỡng tâm hồn, con người ta!
Khi chúng ta chấp nhận được những gì xung quanh ta, không quá chống trả hay đau khổ vì nó không như ý mình thì Loan nghĩ đó cũng là dấu hiệu của trưởng thành về mặt tâm lý! Vì theo Loan, không phải điều như ý mà là những điều bất như ý mới là nguồn cội nuôi dưỡng tâm hồn Loan thêm mạnh mẽ thêm cứng rắn. Và khi chấp nhận một việc nào đó như chính nó khiến Loan hạn phúc và bình yên hơn. Khi mình đã cố gắng hết sức thì không còn gì phải hối tiéc nữa, dù là như ý hay bất như ý!
Hình 3: Nhưng trưởng thành tâm lý chưa bào giờ quá khó để làm
Hình 3: Nhưng trưởng thành tâm lý chưa bao giờ quá khó để làm
Và thế giới của trưởng thành chưa bao giờ thiếu đi nguyên tắc. Nguyên tắc để lập một trật tự, để đưa con người vào khuôn khổ. Và lúc chúng ta tuân theo những nguyên tắc những gì đã thỏa hiệp lại giúp chúng ta rèn luyện được tính kỉ luật, giúp ta dễ dàng thỏa hiệp với mọi người xung quanh.
Lúc sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và mọi người xung quanh cũng là lúc tâm trí chúng ta trưởng thành hơn. Trách nhiệm ở đây nghĩa là bổn phận, nghĩa vụ của chính mình đối với ai hay vật gì đó. Và việc thực hiện trách nhiệm cho thấy bản tính trung trực đầy uy tín của một người, là người mà người khác có thể ủy thác, tin cậy.
Và…Trưởng thành là khi biết sống vì bản thân mà yêu lấy chính bản thân mình, con người mình. Bản thể duy nhất, độc nhất của vũ trụ này. Chỉ có khi yêu thương và tôn trọng bản thân một cách trọn vẹn chính là lúc chúng ta tôn trọng được người khác, yêu thương được người khác!
Cái đẹp bắt đầu vào khoảnh khắc bạn quyết định là chính mình.
                                                                                    – Coco Chanel –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *